Ô tô gầm cao cỡ nhỏ hạng B, giá 590 - 780 triệu: Nhiều lựa chọn
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.Có hay không vụ 1 học sinh lớp 4 bị 23 bạn cùng lớp đánh hội đồng?
Ngày 11.1, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết ông Ngô Ngọc Toàn vừa được bổ nhiệm lại để giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.Cụ thể, sáng 24.12.2024, Quyết định số 1387/QĐ-SYT ngày 23.12.2024 của Sở Y tế đã được trao cho ông Ngô Ngọc Toàn, bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam kể từ ngày 23.12.2024.Theo vị này, sau khi thực hiện các kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Nam thì việc bổ nhiệm là đúng theo quy định. Việc kiểm điểm chỉ là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra vi phạm thôi, không có sai phạm đến mức phải chuyển sang công an điều tra.Tại cuộc họp giữa Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý cho bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Vị lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm, hiện sở cũng đã tăng cường bổ nhiệm thêm 2 Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (gồm ông Cao Văn Trọng và ông Nguyễn Hoàng Thạch) nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại tất cả các đơn vị của ngành y tế tỉnh.Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 diễn ra vào chiều 10.1, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng đã thông tin về việc bổ nhiệm lại này.Ông Lê Văn Dũng cho biết, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam đã trải qua 2 năm trì trệ, đặc biệt trong thời gian dài thiếu phó giám đốc. Ông đã ra "tối hậu thư" yêu cầu đơn vị phải sắp xếp, ổn định lại hoạt động trước tháng 9.2024."Cơ quan, đơn vị phải có giám đốc và phó giám đốc mới đảm bảo công việc minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, tôi cương quyết phải bổ sung cho đủ phó giám đốc ở đó", ông Dũng nói.Ông Dũng cho rằng việc bổ nhiệm lại ông Ngô Ngọc Toàn giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nhằm củng cố lại hoạt động của bệnh viện, để có thu nhập cho người lao động."Nếu bổ nhiệm lại mà tình hình không tốt, nội bộ còn rối ren, không được sự đồng tình của người lao động thì cương quyết điều chuyển đi nơi khác", ông Dũng khẳng định.Như Thanh Niên đã thông tin, liên quan những hạn chế, khuyết điểm mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Hội nghị đã thống nhất với kết luận của Thanh tra tỉnh được nêu tại Kết luận số 102/KL-TTT ngày 7.10.2024.Theo đó, Thanh tra tỉnh chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của bệnh viện cũng như người đứng đầu, giúp bệnh viện thấy được những hạn chế để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị giám đốc bệnh viện nghiêm túc nhận khuyết điểm và khắc phục những tồn tại, sai phạm.Ngoài ra, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức kiểm điểm ông Ngô Ngọc Toàn về những khuyết điểm, tồn tại đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra trong kết luận.Sau khi xem xét nội dung tự kiểm điểm của ông Ngô Ngọc Toàn, Đảng ủy thống nhất với nội dung bản tự kiểm điểm và đề nghị Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung mà kết luận của Thanh tra tỉnh nêu ra.Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2022.Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm tại bệnh viện này liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động sai quy định…
Website quảng bá du lịch quốc gia Việt Nam 'vượt mặt' Thái Lan
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chương trình tiếng Anh toán - khoa học thực nghiệm?
Cùng là những mẫu mã ô tô mang thương hiệu xe Hàn Quốc, nhưng Hyundai Creta và Kia Seltos phân phối tại Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt về nguồn gốc xuất xứ, giá bán, phiên bản. Kia Seltos có 4 phiên bản, do Trường Hải (THACO AUTO) lắp ráp tại nhà máy đặt ở Chu Lai, Quảng Nam. Trong khi đó, Hyundai Creta vừa ra mắt được Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) mở bán 3 phiên bản nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Tuy nhiên từ theo kế hoạch của HTV, từ năm 2023 Hyundai Creta sẽ có bản lắp ráp trong nước.